Giới thiệu chung
1. Địa lý:
Xã Nam Ninh nằm ở phía đông huyện Cát Tiên, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp xã An Nhơn và xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh;
+ Phía Tây giáp xã Gia Viễn và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên;
+ Phía Nam giáp xã Quảng Ngãi và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên;
+ Phía Bắc giáp xã Tiên Hoàng thuộc huyện Cát Tiên và xã An Nhơn thuộc huyện Đạ Tẻh.
Xã Nam Ninh có tổng diện tích tự nhiên 3627,26ha chiếm 8.49% diện tích tự nhiên toàn huyện (42694.25ha); dân số năm 2018 là 3.586 người, mật độ dân số đạt 99 người/km².
2. Lịch sử:
Sau năm 1975, địa bàn xã Nam Ninh ngày nay thuộc xã Đồng Nai, huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé.
Ngày 29 tháng 12 năm 1981, Quốc hội ban hành nghị quyết chuyển xã Đồng Nai về huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng quản lý.
Ngày 6 tháng 3 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 38-HĐBT. Theo đó, chia xã Đồng Nai thành 4 xã: Đồng Nai, Quảng Ngãi, Phù Mỹ, Phước Cát.
Ngày 6 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 67-HĐBT. Theo đó:
- Giải thể xã Đồng Nai để thành lập thị trấn Đồng Nai và 4 xã: Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Tiên Hoàng
- Chia xã Phù Mỹ thành hai xã Phù Mỹ và Mỹ Lâm.
Cùng ngày, huyện Đạ Huoai được chia thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; các xã Mỹ Lâm và Nam Ninh chuyển sang trực thuộc huyện Cát Tiên mới thành lập.
Trước khi sáp nhập, xã Nam Ninh có diện tích 20,43 km², dân số là 2.293 người, mật độ dân số đạt 112 người/km². Xã Mỹ Lâm có diện tích 15,84 km², dân số là 1.293 người, mật độ dân số đạt 82 người/km².
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 833/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Mỹ Lâm vào xã Nam Ninh.
3. Khí hậu:
Nam Ninh nằm ở phía Tây Nam Lâm Đồng, địa hình thấp, bằng phẳng, là khu vực chuyển tiếp giữa phần cực nam của dãy Trường Sơn với đồng bằng miền Đông Nam Bộ khí hậu nóng ẩm, các yếu tố trong năm chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ, các yếu tố khí hậu trong năm có diễn biến nhỏ, tổng nhiệt độ năm khoảng 8.500 - 9.500oC, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC, tháng lạnh nhất vào tháng 25,2oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 13,2oC, chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm 3-4oC, dao động nhiệt độ ngày đêm khoảng 9,2oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.800 - 2.200mm, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 78%, số ngày có sương mù từ 1 đến 2 ngày.
4. Dân cư, dân tộc:
Dân số của xã năm 2020 có 912 hộ với 3586 nhân khẩu: Trong đó: Kinh: 708 hộ/2918 khẩu; Tày: 112 hộ/367 khẩu; Nùng: 13 hộ/39 khẩu; Dao: 12 hộ/ 42 khẩu; Thái: 1 hộ/2 khẩu; X’tiêng: 1 hộ /1 khẩu; Mạ: 1 hộ/1 khẩu; Sán Dìu: 15 hộ/53 khẩu; H’ Mông: 44 hộ/192 khẩu; Hoa: 2 hộ/5 khẩu; Mường: 2 hộ /3 khẩu
Về tôn giáo: trên địa bàn xã có tín đồ thuộc 02 tôn giáo đó là Phật Giáo (487 phật tử) và Công Giáo (115 tín đồ).
5. Kết cấu hạ tầng:
a. Về giao thông:
- Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: Tổng số 12,87 km (ĐH 92, ĐH 95, ĐH 97), trong đó nhựa hóa 12,87 km đạt 100%; không còn lầy lội trong mùa mưa, xe ô tô đi lại thuận tiện.
- Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt từ 70% trở lên: Tổng số 22,6 km, nay đã bê tông hóa là 17,66 km đạt 78,14%.
- Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Tổng số 9,8 km, đã cứng hóa 7,5 km đạt tỷ lệ 76,53%, sạch và không lầy lội vào mùa mưa 9,8 km/9,8 km đạt tỷ lệ 100%.
- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm: Tổng số được quy hoạch là 15,8 km, đã cứng hóa 12,208 km đạt 77,26%, do đó tỷ lệ đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
b. Về thuỷ lợi:
Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn xã là 04 hồ đập thủy lợi (Hồ Bà Đơn, Hồ Bà Dưỡng, Hồ Ninh Trung, Hồ Mỹ Trung), 06 công trình đập dâng (Đập V20, Đập Ninh Hạ, Đập Ông Thi, Đập Ông Cường, Đập Ông Mãi, Đập Ông Thấm), 03 hệ thống suối (Suối Đỏ, Suối V20 và Suối Cạn) và 69 ao, hồ nhỏ với diện tích mặt nước khoảng 45 ha phục vụ cho việc tưới, tiêu trên địa bàn xã. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động là 516/630 ha, đạt 81,9%.
c. Tổ chức sản xuất
Xã 02 có HTX sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp (HTX Tiến Thắng và HTX Tân Tiến), được thành lập năm 2015 và năm 2018 và hoạt động đúng Luật hợp tác xã năm 2012 với 105 thành viên; hoạt động chính của hợp tác xã là sản xuất lúa chất lượng cao, cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua, tiêu thụ sản phẩm lúa – gạo của cho xã viên và nhân dân trên địa bàn xã Nam Ninh và các xã lân cận; có liên kết với một số nhà máy xay sát lúa gạo trên địa bàn huyện. Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã luôn được ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm Hợp tác xã tiêu thụ khoảng 4.000 tấn lúa, 1.000 tấn gạo cho nhân dân địa phương ra các thị trường trong tỉnh như: Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lộc và các địa bàn ngoài tỉnh như: tỉnh Bình Phước, Đăk Nông, Đồng Nai....
d. Văn hoá:
+ Nhà văn hóa xã Nam Ninh xã được xây dựng năm 2018 với diện tích xây dựng là: 284,94 m2 với 150 chỗ ngồi, trang thiết bị đầu tư cho nhà văn hóa gồm 01 máy chiếu; 01 giàn amply, loa; 50 bộ bàn ghế 3 chỗ ngồi nằm trong cụm khu hành chính xã, nằm trên trục đương ĐH 92 gần UBND xã
+ Sân vận động của xã được đầu tư xây dựng với diện tích là 12.728,66 m2 đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thể thao vui chơi, giải trí của nhân dân địa phương
+ Hiện nay, phần lớn các thôn trên địa xã phần lớn đều có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng 06/06 thôn cơ sở văn hóa, tổng diện tích 12710,85m2, chủ yếu là công trình cấp 4 đã xuống cấp và không
đ. Y tế:
Xã đã có trạm y tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cơ sở vật chất trạm và các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh được đầu tư, các chương trình y tế Quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác vệ sinh môi trường phòng chống bệnh dịch, phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, được triển khai đồng bộ, công tác truyền thông dân số kế hoạch hoá gia đình đã đạt được nhiều kết quả và được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2017.
e. Giáo dục:
Trên địa bàn xã có 03 Trường học: (01 Trường Mầm non, 01 Trường Tiểu học và 01 Trường Trung học cơ sở) 02 phân hiệu mầm non, 02 phân hiệu tiểu học.
+ Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2018. Gồm 01 trường mầm no chính tại trung tâm xã và phân hiệu mầm non tại thôn Mỹ Nam
+ Trường Tiểu học (Trường Tiểu học Nam Ninh) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2015, phân hiệu tiểu học thôn Mỹ Bắc, phân hiệu tiểu học thôn Mỹ Nam.
+ Trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia năm 2016.
- Trường Mầm non, Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở trên địa bàn xã có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%.
f. Lao động:
Nam Ninh xã thuần nông, chủ yếu là canh tác nông nghiệp. Nên hầu hết lao động trong độ tuổi đều có việc làm thường xuyên, một số hộ ít đất canh tác, nhiều lao động thì đi làm các công ty để tăng thêm thu nhập. Qua khảo sát, đánh giá cho thấy tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 2.450/2.541 người, đạt 96,41% (Lao động trong lĩnh vực công nghiệp là 318 người, trong lĩnh vực xây dựng là 355 người, trong lĩnh vực dịch vụ là 106 người, trong lĩnh vực thương mại là 102 người, trong lĩnh vực nông nghiệp 1.570 người).